Hiện nay, các doanh nghiệp thường tập trung vào sản xuất thiết kế sản phẩm của mình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp chưa thực sự tối ưu được việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng thì sẽ sớm thất bại. Đây là vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, vai trò này có tên logistics. Cùng tìm hiểu Logistics là gì và cơ hội việc làm của ngành Logistics tại Việt Nam trong bài viết sau.
- Inbound Logistics: Hay còn biết đến là logistics đầu vào, đây là hoạt động lưu trữ hoặc tiếp nhận sản phẩm từ nhà cung cấp tới doanh nghiệp. Phân loại này cần đảm bảo yếu tố đầu vào tối ưu nhất cho cả thời gian và chi phí. Việc này được giám sát vô cùng nghiêm ngặt nên rất ít rủi ro.
- Outbound Logistics: Hay còn biết đến là logistics đầu ra, đây là các hoạt động phân phối sản phẩm, kho bãi và hoạt động gửi hàng tới nơi nhận để tối ưu thời gian, địa điểm với mục đích tối ưu hóa tất cả nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Reverse Logistics: Bao gồm các hoạt động phát sinh như thu hồi sản phẩm lỗi để xử lý, tái chế,…
- 1PL: Đây là thuật ngữ chỉ các người làm Shipper hoặc người nhận hàng. Doanh nghiệp tự thực hiện hoạt động chuyển hàng.
- 2PL: Là thuật ngữ chỉ người vận chuyển như hãng hàng không, xe tải,…
- 3PL: Là thuật ngữ chỉ doanh nghiệp cung cấp giải pháp tổng thể cho dịch vụ Logistics của khách hàng, đảm nhiệm một phần hay toàn bộ chuỗi cung ứng.
- 4PL: Thuật ngữ 4PL lần đầu tiên được công ty Accenture sử dụng, và công ty này định nghĩa như sau: “A 4PL is an integrator that assembles the resources, capabilities, and technology of its own organization and other organizations to design, build and run comprehensive supply chain solutions.”
Mức lương của
người làm trong ngành logistics
Logistics Officer ($300 — $700): Đây là vị trí không đòi hỏi nhiều kinh
nghiệm
trong ngành. Mức lương khởi điểm của vị trí này khoảng 6–7 triệu 1 tháng.
Logistics Supervisor ($1000 — $1500): Khi bạn làm trong ngành 1–2 năm thì bạn có thể ứng tuyển vào vị trí này với mức lương khá hấp dẫn
Logistics Manager ($1000 -$4000): Để có thể làm
ở
vị
trí này thì bạn cần ít nhất 3 năm kinh nghiệm và khả năng ngoại ngữ khá. Mức lương sẽ chênh lệch tùy từng quy
mô doanh nghiệp nhưng bạn có thể nhận lương tới
4000$.
Logistics Director ($4000 — $6000): Đây là vị trí đứng đầu, phân bổ kiểm soát các hoạt động logistics của công ty. Bạn cần tối thiểu 8 năm kinh nghiệm, một số doanh
nghiệp
sẽ
không có vị trí này mà chỉ có Supply chain Director.
Supply Chain Director ($5000 — $7000): Như tên gọi của mình thì đây là vị trí phụ trách mọi hoạt động
logistics trong nước và quốc tế. Vì trách nhiệm vô cùng cao nên mức lương vị trí này nhận được lên tới 7000$.
Bài viết trên hy vọng bạn đã hiểu được rõ khái niệm Logistics là gì và
một
số
thông tin liên quan tới Logistics. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc để có thể có lựa chọn cho mình trong ngành logistics. CHúc
các bạn
thành công.
Nhận xét
Đăng nhận xét