Dropshipping là mô hình kinh doanh đang được ưa chuộng hiện nay bởi tính dễ làm, dễ thực hiện, không cần vốn nhưng vẫn đáp ứng được lợi nhuận thu lại. Cùng tìm hiểu khái niệm Dropshipping là gì và ưu nhược điểm của Dropshipping trong bài viết sau.
Dropshipping là gì
Dropshipping là thuật ngữ chỉ phương thức quản lý chuỗi cung
ứng mà nhà bán lẻ không giữ hàng ở kho mà chuyển đơn đặt hàng cho nhà sản xuất
hoặc nhà bán lẻ, bán buôn khác rồi họ sẽ chuyển hàng đến khách hàng.
Dropshipping khác với mô hình bán lẻ khác là người bán không
cần có kho hàng hoặc tốn công lưu trữ hàng hóa vì các nhà bán lẻ sẽ mua hàng
khi cần của 1 bên thứ 3 rồi mới bán tới người tiêu dùng.
Ưu, nhược điểm của Dropshipping
Ưu điểm
Bán hàng mọi nơi, mọi
lúc
Cũng giống như nhiều hình thức bán hàng online khác,
dropshipping dựa trên sự phát triển của internet và thương mại điện tử. Chính
vì thế, mọi giao dịch mua bán đều có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có
internet. Với lợi thế địa điểm và thời gian linh hoạt thì bán hàng dropshipping
giúp bạn tạo ra thu nhập ngay cả khi bạn đang nghỉ dưỡng, du lịch.
Kinh doanh không cần
vốn
Lợi ích đầu tiên phải kể đến của hình thức này là bỏ đi yếu
tố sở hữu hàng hóa, nhà bản lẻ chỉ cần kết nối nhu cầu của khách hàng với nhà
cung cấp mà không cần phải nhập hàng về kho. Khi có đơn hàng, hệ thống sẽ tự đẩy
đơn cho nhà cung cấp và giao sản phẩm đó cho người mua.
Không lo hàng tồn kho
Kinh doanh hình thức này thì người bán không cần lo đến việc
sẽ có hàng tồn kho, lưu kho luôn tốn rất nhiều chi phí và ảnh hưởng rất nhiều yếu
tố khác nên sẽ trực tiếp tác động tới vòng vốn lưu động. Dropshipping giải quyết
được vấn đề đó vì bạn không cần nhập hàng lưu trữ nhưng vẫn có thể kinh doanh
thuận lợi trên các nền tảng kinh doanh của mình. Loại bỏ một gánh nặng là lợi
ích dropshipping mang lại nên hình thức này vô cùng được ưa chuộng.
Dễ dàng mở rộng quy
mô
Nếu doanh nghiệp bán hàng theo phương thức truyền thống khi
muốn tăng trưởng doanh số bán hàng gấp bao nhiêu lần phải bỏ ra thời gian và
công sức gấp từng ấy lần. Nhưng với mô hình dropshipping thì lượng đơn hàng
tăng thêm vẫn được giải quyết bởi đơn vị cung cấp sản phẩm. Chính vì thế, dù bạn
có mở rộng quy mô bán hàng thì cũng không cần tốn nhiều công sức hay thời gian,
chi phí. Hiện nay, các sàn TMĐT đều cho phép dropshipping với phí hoa hồng tốt,
bạn có thể tập kinh doanh với mô hình này để tạo thêm thu nhập.
Nhược điểm
Lỗi từ nhà cung cấp
Dropshipping có tốt đến đâu cũng sẽ mắc lỗi khi đáp ứng đơn
hàng cho khách hàng và bạn sẽ phải trực tiếp xin lỗi khách hàng. Rất nhiều nhà
cung cấp tầm trung sẽ gây ra lỗi này do không đáp ứng được đủ hàng, hàng bị hỏng
hoặc đóng gói kém chất lượng dẫn tới uy tín của bạn bị giảm sút.
Vận chuyển phức tạp
Nếu bạn làm việc với nhiều nhà cung cấp thì các sản phẩm cửa
hàng của bạn sẽ được lấy qua nhiều người bán khác nhau khiến phức tạp chi phí vận
chuyển của bạn.
Lợi nhuận không cao
Đây là nhược điểm lớn nhất vì dropshipping có tính cạnh tranh
cao bởi lẽ nó dễ để bắt đầu và không tốn chi phí nên sẽ có những sự cạnh tranh
vô cùng khốc liệt dẫn đến lợi nhuận không cao.
Dropshipping phù hợp
với đối tượng nào
Tùy thuộc vào nguồn tiền cũng như thời gian ban đầu bạn đầu
tư vào lĩnh vực kinh doanh thì dropshipping có thể coi là công việc full time
hoặc part time. Hiện nay có 3 nhóm đối tượng phù hợp với dropshipping đó là:
- Dân văn phòng: Dân văn phòng thường sẽ có 2-3 tiếng rảnh mỗi ngày nên bán hàng online bằng hình thức dropshipping là lựa chọn tốt.
- Sinh viên: VÌ đây là nhóm có nhiều thời gian nhưng không có nhiều vốn nên mô hình này rất phù hợp để thử sức
- Người kinh doanh online: Dành cho người bước đầu lấn sân sang kinh doanh và vốn cũng như kinh nghiệm còn ít để tránh rủi ro.
Kết
Bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được khái niệm Dropshipping là gì? Có thể thấy, đây là mô hình kinh doanh rất phù hợp với nhiều đối tượng. Chỉ cần bạn hiểu được bản chất của dropshipping thì có thể kiếm thêm thu nhập phụ ngoài thu nhập chính. Chúc các bạn thành công!
Nhận xét
Đăng nhận xét