Green Marketing là gì?
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA), Green Marketing là hoạt động tiếp thị sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường. Do vậy, Green Marketing gắn với chuỗi hoạt động Marketing liên quan tới điều chỉnh sản phẩm, thay đổi quy trình sản xuất, cách thức đóng gói cũng như thông điệp truyền thông tiếp thị.
Theo các chuyên gia Marketing, khái niệm Green Marketing ra đời nhằm nói đến quá trình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đem lại lợi ích cho môi trường. Những sản phẩm, dịch vụ này có đặc tính thân thiện với môi trường hay quy trình sản xuất, đóng gói được thực hiện với phương pháp thân thiện với môi trường. Theo tình hình hiện nay thì Green Marketing đang tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước các đối thủ. Vậy với sự bùng nổ của xu hướng này trên toàn cầu, yếu tố nào sẽ tạo nên chiến lược Green Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp?
5 yếu tố cốt lõi của chiến lược Green Marketing là gì?
1. Thiết kế xanh
Thông thường, các công ty phải đánh lạc hướng người tiêu dùng về những sản phẩm, dịch vụ liên quan đến lợi ích môi trường (greenwashing). Một cái túi nilong làm từ giấy nguyên chất chứ không phải từ giấy tái chế. Một chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu được các chuyên gia đánh giá cao trên truyền thông xã hội vẫn có thể chứa các vật liệu độc hại. Chiến lược Green Marketing quan trọng nhất là bắt đầu với việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.
Thương hiệu giấy Green Wrap của Fuji Xerox là một ví dụ về sản phẩm thiết kế gần gũi với môi trường. Mọi thành phần của Green Wrap, từ tên gọi đến bản thân sản phẩm đều không gây hại tới môi trường.
2. Định vị thương hiệu xanh
Một công ty nên quảng bá rõ ràng tính phát triển bền vững của mình với các sản phẩm, dịch vụ là nhân tố chính của hoạt động kinh doanh. Mọi thứ mà công ty sản xuất đều nên phản ánh đúng giá trị bềnh vững của nó. Họ không thể tự nhận là phát triển bền vững khi vẫn tiếp tục tham gia vào các công việc thiếu bền vững như bắt nhân viên làm việc trong hoàn cảnh không đảm bảo. Làm như vậy sẽ hủy hoại uy tín của doanh nghiệp với khách hàng.
The Body Shop là một minh họa thương hiệu xanh điển hình. Trên trang web chính thức, công ty này xác định rõ ràng các giá trị của nó. Họ phản đối thử nghiệm trên động vật, ủng hộ thương mại cộng đồng, kích hoạt lòng tự trọng, đấu tranh vì quyền con người và bảo vệ trái đất. Đến nay, thương hiệu này vẫn tiếp tục sống theo các giá trị đó.
Chiến lược giá thân thiện
Doanh nghiệp nên tìm cách để khách hàng cảm thấy dịch vụ xanh đó giúp khách hàng tiết kiệm như thế nào. Ví dụ: Những hãng xe hơi nổi tiếng quảng cáo những chiếc xe mới bằng cách nhấn mạnh sản phẩm có mức độ tiết kiệm nhiên liệu hơn so với các sản phẩm trước đây của họ cũng như những sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh khác.
Ngoài ra, nó còn giúp người tiêu dùng thấy được tiền của họ đầu tư vào điều đó có thể giúp tiết kiệm tiền bạc và những tài nguyên trong tương lai.
Sản phẩm bột giặt Tide Coldwater Clean cũng đã được quảng cáo là sản phẩm giúp giặt sạch quần áo và đánh bay vết bẩn hiệu quả, đây cũng là cách giúp khách hàng giảm được chi phí chi tiêu vào hóa đơn tiền điện, tiền nước của gia đình mình. Công ty này cũng đã chứng minh chất tẩy rửa của họ giúp tiết kiệm lên đến 50% hóa đơn vì có thể sử dụng để giặt không cần dùng tới nước ấm.
Hoạt động Logistics xanh
Sản phẩm xanh và dịch vụ xanh là yếu tố quan trọng, tuy nhiên đóng gói cũng là việc cần thiết và phải thân thiện với môi trường bởi nó là điều mà người tiêu dùng nhìn thấy đầu tiên. Nếu chất liệu bao bì, đóng gói không thân thiện với môi trường thì khách hàng có thể sẽ không lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn nữa.
Vòng đời sản phẩm thân thiện với môi trường
Khi mà doanh nghiệp đã hiểu được khái niệm Green Marketing là gì sẽ giúp vòng đời sản phẩm đi đúng hướng. Mọi công đoạn đều không được ảnh hưởng tới môi trường, đặc biệt là với sức khỏe con người.
Kết Luận
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi Green Marketing là gì và những yếu tố cốt lõi của Green Marketing. Doanh nghiệp cần lưu ý để giúp bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ người tiêu dùng, để từ đó doanh nghiệp cũng được phát triển hơn.
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA), Green Marketing là hoạt động tiếp thị sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường. Do vậy, Green Marketing gắn với chuỗi hoạt động Marketing liên quan tới điều chỉnh sản phẩm, thay đổi quy trình sản xuất, cách thức đóng gói cũng như thông điệp truyền thông tiếp thị.
Theo các chuyên gia Marketing, khái niệm Green Marketing ra đời nhằm nói đến quá trình kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đem lại lợi ích cho môi trường. Những sản phẩm, dịch vụ này có đặc tính thân thiện với môi trường hay quy trình sản xuất, đóng gói được thực hiện với phương pháp thân thiện với môi trường. Theo tình hình hiện nay thì Green Marketing đang tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước các đối thủ. Vậy với sự bùng nổ của xu hướng này trên toàn cầu, yếu tố nào sẽ tạo nên chiến lược Green Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp?
5 yếu tố cốt lõi của chiến lược Green Marketing là gì?
1. Thiết kế xanh
Thông thường, các công ty phải đánh lạc hướng người tiêu dùng về những sản phẩm, dịch vụ liên quan đến lợi ích môi trường (greenwashing). Một cái túi nilong làm từ giấy nguyên chất chứ không phải từ giấy tái chế. Một chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu được các chuyên gia đánh giá cao trên truyền thông xã hội vẫn có thể chứa các vật liệu độc hại. Chiến lược Green Marketing quan trọng nhất là bắt đầu với việc thiết kế sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường.
Thương hiệu giấy Green Wrap của Fuji Xerox là một ví dụ về sản phẩm thiết kế gần gũi với môi trường. Mọi thành phần của Green Wrap, từ tên gọi đến bản thân sản phẩm đều không gây hại tới môi trường.
2. Định vị thương hiệu xanh
Một công ty nên quảng bá rõ ràng tính phát triển bền vững của mình với các sản phẩm, dịch vụ là nhân tố chính của hoạt động kinh doanh. Mọi thứ mà công ty sản xuất đều nên phản ánh đúng giá trị bềnh vững của nó. Họ không thể tự nhận là phát triển bền vững khi vẫn tiếp tục tham gia vào các công việc thiếu bền vững như bắt nhân viên làm việc trong hoàn cảnh không đảm bảo. Làm như vậy sẽ hủy hoại uy tín của doanh nghiệp với khách hàng.
The Body Shop là một minh họa thương hiệu xanh điển hình. Trên trang web chính thức, công ty này xác định rõ ràng các giá trị của nó. Họ phản đối thử nghiệm trên động vật, ủng hộ thương mại cộng đồng, kích hoạt lòng tự trọng, đấu tranh vì quyền con người và bảo vệ trái đất. Đến nay, thương hiệu này vẫn tiếp tục sống theo các giá trị đó.
Chiến lược giá thân thiện
Doanh nghiệp nên tìm cách để khách hàng cảm thấy dịch vụ xanh đó giúp khách hàng tiết kiệm như thế nào. Ví dụ: Những hãng xe hơi nổi tiếng quảng cáo những chiếc xe mới bằng cách nhấn mạnh sản phẩm có mức độ tiết kiệm nhiên liệu hơn so với các sản phẩm trước đây của họ cũng như những sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh khác.
Ngoài ra, nó còn giúp người tiêu dùng thấy được tiền của họ đầu tư vào điều đó có thể giúp tiết kiệm tiền bạc và những tài nguyên trong tương lai.
Sản phẩm bột giặt Tide Coldwater Clean cũng đã được quảng cáo là sản phẩm giúp giặt sạch quần áo và đánh bay vết bẩn hiệu quả, đây cũng là cách giúp khách hàng giảm được chi phí chi tiêu vào hóa đơn tiền điện, tiền nước của gia đình mình. Công ty này cũng đã chứng minh chất tẩy rửa của họ giúp tiết kiệm lên đến 50% hóa đơn vì có thể sử dụng để giặt không cần dùng tới nước ấm.
Hoạt động Logistics xanh
Sản phẩm xanh và dịch vụ xanh là yếu tố quan trọng, tuy nhiên đóng gói cũng là việc cần thiết và phải thân thiện với môi trường bởi nó là điều mà người tiêu dùng nhìn thấy đầu tiên. Nếu chất liệu bao bì, đóng gói không thân thiện với môi trường thì khách hàng có thể sẽ không lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp bạn nữa.
Vòng đời sản phẩm thân thiện với môi trường
Khi mà doanh nghiệp đã hiểu được khái niệm Green Marketing là gì sẽ giúp vòng đời sản phẩm đi đúng hướng. Mọi công đoạn đều không được ảnh hưởng tới môi trường, đặc biệt là với sức khỏe con người.
Kết Luận
Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi Green Marketing là gì và những yếu tố cốt lõi của Green Marketing. Doanh nghiệp cần lưu ý để giúp bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ người tiêu dùng, để từ đó doanh nghiệp cũng được phát triển hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét