Thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay. Hơn nữa, thương hiệu cũng đã bao quát hơn nhiều so với vai trò chỉ là một nhãn hiệu hay slogan, hình ảnh mà nó còn là những giá trị, những niềm tin và còn là sự cam kết với khách hàng. Vậy, giá trị thương hiệu là gì và những điều cần làm giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu.
Khái niệm giá trị thương hiệu là gì
Giá trị thương hiệu hay Brand value là giá trị có ý nghĩa về tài chính mà khách hàng sẵn sàng bỏ ra khi mua thương hiệu hoặc mua sản phẩm của thương hiệu. Đối với các công ty thì giá trị thương hiệu là sự đảm bảo các dòng thu nhập của công ty.
Ví dụ về giá trị thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đó là giá trị thương hiệu của Starbucks. Trong suốt quãng thời gian hoạt động thì Starbucks đã mang lại cho khách hàng nhiều giá trị hơn (thêm nhiều không gian sáng tạo, dịch vụ wifi, cung cấp những sản phẩm mới …)
Đây trở thành nơi mà nhiều người lựa chọn chỉ sau gia đình và công việc. Nơi đây được xem như nơi để thư giãn bởi không gian cũng như câu lạc bộ của những người có cùng sở thích là cà phê tụ họp. Starbucks là một trong 10 thương hiệu có giá trị cao nhất thế giới năm 2018.
Giá trị thương hiệu là gì - Starbucks là chuỗi cà phê có giá trị cao trên toàn thế giới
Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì
Giá trị khác biệt nhất, mạnh mẽ nhất, độc đáo nhất của một thương hiệu được xem như là giá trị cốt lõi của thương hiệu đó. Đây được xem như mục tiêu mà mọi hoạt động của thương hiệu đó hướng tới, dù cho đó là quá trình xây dựng, hoạt động hay phát triển.
Thông thường, giá trị cốt lõi của thương hiệu sẽ phải được xác định đầu tiên để rồi qua đó mới thực hiện được những hoạt động khác để phát triển doanh nghiệp. Một ví dụ giúp các bạn có thể hiểu hơn về giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp là gì đó là giá trị cốt lõi của hãng sữa nổi tiếng Việt Nam TH True Milk. Đây là một thương hiệu sữa nổi tiếng tại Việt Nam. Thương hiệu này đã đề ra năm giá trị cốt lõi nổi bật
- Sản phẩm vì sức khỏe cộng đồng
- Sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên
- Sản phẩm tươi ngon, bổ dưỡng
- Sản phẩm thân thiện với môi trường
- Tư duy vượt trội và hài hòa lợi ích
Thông qua những giá trị cốt lõi đó đó thì những hoạt động của thương hiệu này đều hướng tới những giá trị mà hãng đã đặt ra.
Một ví dụ khác về thương hiệu sữa Mộc Châu, họ cũng hướng tới những giá trị cốt lõi.
- Chất lượng tốt nhất
- Dịch vụ chuyên nghiệp
- Thương hiệu uy tín
- Đối tác tin cậy
- Thân thiện với môi trường
Điểm khác biệt của giá trị thương hiệu và tài sản thương hiệu
Rất nhiều nhầm tưởng giá tài sản thương hiệu và giá trị thương hiệu là một vì những điểm tương đồng của nó. Chính vì vậy bạn cần xem xét kĩ những điểm khác nhau của hai khái niệm này.
Tài sản thương hiệu (Brand Equity)
Là tài sản hoặc những khoản nợ phải trả dưới dạng liên kết thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng làm tăng hoặc trừ giá trị của sản phẩm hiện tại hoặc tiềm năng do thương hiệu thúc đẩy. Có thể rút ra là những giá trị thặng dư của thương hiệu đó chính là tài sản thương hiệu. Đây cũng được xem là một chiến lược kinh doanh.
Tài sản thương hiệu còn giúp thay đổi nhận thức về giá trị thương hiệu bằng cách làm sáng tỏ việc thương hiệu không phải chỉ là trợ giúp chiến thuật mà còn là hỗ trợ chiến lược cho kinh doanh nhằm mang lại giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.
Tài sản thương hiệu càng cao thì thương hiệu đó càng giảm bớt khả năng bị tấn công và giảm bớt khả năng nhãn hiệu sẽ bị ảnh hưởng bởi những hoạt động cạnh tranh khác.
Giá trị thương hiệu là gì - Mô hình giá trị thương hiệu của keller (Ảnh: Internet)
Giá trị thương hiệu (Brand Value)
Giá trị thương hiệu có thể hiểu là giá trị tài chính của thương hiệu đó. Để xác định giá trị của thương hiệu thì trước hết, tổ chức, doanh nghiệp phải ước lượng giá trị thương hiệu của mình trên thị trường.
Chính vì có những điểm tương đồng và có những liên kết với nhau nên đã vô tình tạo ra những sự nhầm lẫn về hai khái niệm này. Tổng kết, giá trị thương hiệu là giá trị thương hiệu quy về mặt tài chính, khi mà thương hiệu đó được mua hay bán, còn tài sản thương hiệu thì sẽ được hình thành trên những nhận thức, lòng trung thành xuất phát từ chính khác hàng.
>> Xem thêm: Thương hiệu quốc gia là gì
Kết Luận
Bài viết trên đây cũng đã chia sẻ khái niệm giá trị thương hiệu là gì và những điều cần làm giúp nâng cao giá trị thương hiệu. Giá trị thương hiệu là nền tảng giúp xây dựng chiến lược cho thương hiệu. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện quảng bá, xây dựng để nâng cao giá trị thương hiệu vì nó giúp nâng cao giá trị cạnh tranh để đứng vững trên thị trường trong tương lai.
Nhận xét
Đăng nhận xét