Hành vi người tiêu dùng

Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng giúp các tổ chức, doanh nghiệp có được những chiến lược marketing hiệu quả hơn, đánh vào đúng đối tượng hơn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng, hãy cùng tìm hiểu về những yếu tố này thông qua bài viết dưới đây

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

Thông thường có bốn yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

  • Nền văn hóa: Đây là yếu tố mà doanh nghiệp cần xem xét đầu tiên khi mà muốn thâm nhập vào thị trường chưa được xác định từ trước đó vì đó là nét đặc trưng của quốc gia, cũng là yếu tố quyết định đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Mỗi nơi đều có những nền văn hóa khác nhau. Doanh nghiệp hãy lưu ý và thật cẩn trọng để chọn chiến lược marketing phù hợp với thị trường đó.
  • Văn hóa cộng đồng: là nhóm văn hóa cùng tồn tại trên một quốc gia. Thông thường nhóm văn hóa được hình thành và phát triển từ những người có chung tôn giáo, chủng tộc hay chung vùng địa lý. Các nhóm người này chiếm vị trí quan trọng trong phân khúc thị trường. Các marketer cũng cần lưu ý để đưa ra chiến dịch marketing phù hợp với những nhóm văn hóa khác nhau.

Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

  • Cộng đồng: Là truyền thông bằng lời nói, có thể nói đây là hình thức có ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
  • Mạng xã hội: Là nơi tập hợp các cộng đồng qua Internet. Đây là nơi doanh nghiệp đang tập trung chú ý hiện nay. Bởi trong mạng xã hội mọi người có thể tự do ngôn luận, trao đổi ý kiến. Doanh nghiệp hãy dựa vào đó mà quảng bá sản phẩm của mình để nhiều người biết đến nhất.
  • Tầng lớp xã hội: Ở một số nơi thì tầng lớp xã hội quyết định rất nhiều thứ bởi nó kết hợp nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến hành vi người tiêu dùng cũng khác nhau.
  • Gia đình: Mỗi thành viên trong gia đình đều có những ảnh hưởng nhất định đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
  • Địa vị: Mỗi người đều chọn sản phẩm thể hiện địa vị của mình trong các vai trò khác nhau. Ví dụ: Trang phục đi làm có thể hiện đại, sang trọng nhưng trang phục ở nhà là những trang phục rất bình thường.

 Xem thêm: Hành vi người tiêu dùng

Nhận xét