Xã hội đang ngày một phát triển dẫn đến việc thị trường cạnh tranh sôi nổi và vô cùng gay gắt. Nếu chỉ dựa vào sản phẩm tốt và giá bán phù hợp thì doanh nghiệp sẽ khó có thể phát triển và tăng trưởng. Bởi lẽ, xã hội phát triển kèm theo những công nghệ phát triển liên tục dẫn đến việc sẽ luôn có những sản phẩm tốt hơn nhưng sản phẩm cũ đang có trên thị trường. Việc để doanh nghiệp của bạn đứng vững và phát triển vượt trội hơn đó là doanh nghiệp phải có các chiến lược marketing phù hợp. Chỉ có vậy doanh nghiệp của bạn mới có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Các chiến lược marketing liên quan tới giá bán
Tăng giá trị sản phẩm nhưng giữ nguyên giá bán
Chiến lược giữ nguyên giá bán nhưng giá trị sản phẩm được tăng lên được sử dụng trong những trường hợp sau, và tất nhiên khách hàng sẽ là người được hưởng lợi ích từ chiến lược này.
- Khi một doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm mới trên thị trường thì họ sẽ công bố ra giá bán thấp hơn nhưng chất lượng của nó sẽ tốt hơn với những sản phẩm cùng loại hiện có. Khi đó thì dù các doanh nghiệp khác có mạnh đến đâu và nếu bạn không nghiên cứu để nâng chất lượng sản phẩm lên thì doanh nghiệp của bạn sẽ bị tụt hậu. Chính vì thế, bạn hãy tìm cách nâng giá trị và chất lượng sản phẩm của mình lên để giữ được vị thế và thị phần trên thị trường.
- Khi đối thủ chính của doanh nghiệp của bạn cạnh tranh với bạn bằng cách hạ giá thành của sản phẩm hoặc nâng cao giá trị của sản phẩm lên thì buộc doanh nghiệp của bạn phải tăng giá trị sản phẩm nhưng tuyệt đối không được tăng giá bán. Đối thủ giảm giá thấp để cạnh tranh nhưng mình tăng giá trị sản phẩm giữ nguyên giá vì điều khách hàng thực sự cần là chất lượng sản phẩm.
- Nếu doanh nghiệp của bạn có công nghệ để giúp hạ giá thành sản phẩm thì đừng vì thế mà hài lòng, hãy bỏ thêm chi phí để nâng cao giá trị sản phẩm đó.
Một lưu ý nhỏ: Ở trường hợp 1 và 2 thì lợi nhuận biên sẽ giảm khiến doanh nghiệp của bạn có thể phá sản, chính vì thế nên cân nhắc việc nâng giá trị sản phẩm nhưng chi phí không quá cao.
Các chiến lược marketing - Tăng giá trị sản phẩm, giữ nguyên giá bán
Giá bán rẻ hơn nhưng giá trị không thay đổi
Các doanh nghiệp không nên tùy tiện giảm giá sản phẩm, kể cả trong trường hợp có không bán được, như thế sẽ rất dễ đưa doanh nghiệp của mình vào tình trạng phá sản. Chỉ nên giảm giá sản phẩm khi.
- Doanh nghiệp của bạn phát triển sản phẩm để cho ra những phiên bản sản phẩm mới hơn. Các doanh nghiệp lớn cũng sử dụng hình thức này, điển hình là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm công nghệ. Họ sẽ giảm giá sản phẩm cũ khi họ có nhưng sản phẩm mới với nhiều tính năng mới hơn. Hình thức giảm giá bán cũng có thể sử dụng khi bạn thanh lý hàng hay dọn dẹp kho hàng của mình.
- Doanh nghiệp đẩy mạnh khâu sản xuất và phân phối khi thị trường tiêu thụ sản phẩm của họ mạnh hơn, họ sẽ hạ giá để mở rộng thị phần để giúp sản phẩm tiêu thụ nhanh hơn để quay vốn nhanh hơn. Có thể thấy các doanh nghiệp nhập máy móc công nghệ sản xuất mới hay có những sáng chế mới nên công suất lớn hơn, muốn tiêu thụ hàng nhanh hơn để chiếm lĩnh thị phần.
- Doanh nghiệp cũng có thể hạ giá nếu doanh nghiệp thay đổi tập khách hàng, tìm kiếm đến các phân khúc cận biên để phân phối sản phẩm nhanh hơn nhờ truyền thông giá trị phù hợp với khách hàng ở nhóm đó.
Tuy nhiên, các chiến lược marketing liên quan đến giảm giá bán phải thật cẩn trọng bởi nó rất dễ thay đổi định vị của sản phẩm về lâu dài.
Hạ giá bán nhưng tăng giá trị sản phẩm
- Khi muốn đánh vào thị trường đã có đối thủ khác tại đó thì buộc doanh nghiệp phải có chiến lược giá thấp hơn nhưng chất lượng tốt hơn. Điển hình là Lazada, đi sau trong những giải pháp thương mại điện tử nhưng có rất nhiều ưu đãi, chính sách tốt, chính vì thế nó đã nhanh chóng đã chiếm thị phần tại Việt Nam.
- Chọn thị trường mục tiêu ngách. Khi doanh nghiệp muốn đánh vào thị trường này thì buộc phải hạ giá sản phẩm bởi thị trường này gồm những người không có thu nhập cao.
Bớt đi tính năng sản phẩm nhưng giá trị không thay đổi nhưng giá bán rẻ hơn nhiều lần
Bớt đi tính năng của sản phẩm nhưng giá trị khách hàng nhận được không thay đổi nhưng giá bán rẻ hơn là hình thức cạnh tranh rất tốt. Ví dụ: Hãng hàng không Vietjet đã cắt suất ăn, cầu hàng không và nhiều dịch vụ không quan trọng khác, chính vì thế giá vé máy bay của hãng này rẻ hơn so với các hãng khác rất nhiều lần. Thành quả của họ là chiếm lĩnh 50% thị phần hàng không của Việt Nam từ con số 0 sau chỉ vài năm.
Các chiến lược marketing của hãng hàng không
Kết Luận
Trên đây là chia sẻ một trong các chiến lược marketing phổ biến, đem lại hiệu quả cao. Hy vọng sẽ là tài liệu giúp các bạn tham khảo để xây dựng chiến lược marketing phù hợp giúp doanh nghiệp của mình đứng vững và phát triển hơn nữa.
Nhận xét
Đăng nhận xét